Xin chào các bạn, hôm nay mình chia sẻ với mọi nguời mạch khếch đại công suất dùng 4 sò 2SC5200.
Có thể thay thế được bằng các loại sò tương đương như D718, D209L, J13009,…
I.Danh sách linh kiện
- KF 7.62 3P = 1
- KBF 1010 = 1
- Tụ hóa 4700uF/50V = 2
- 1N4007 = 6
- Tụ hóa 47uF/50V = 6
- A1015 = 4
- TIP41 = 4
- TIP42 = 2
- J13009 = 4
- Tụ 104 = 2
- Tụ 151 = 4
- Tụ 474 = 2
- Tụ 102 = 2
- Trở 0.47/5W = 4
- Trở 100/0.5W = 6
- Trở 10 = 2
- Trở 33 = 3
- Trở 560 = 2
- Trở 680 = 4
- Trở 4k7 = 4
- Trở 15K = 2
- Trở 22K = 2
- Trở 56k = 2
II.Sơ đồ nguyên lý
III.Nguyên lý hoạt động: Amplifier Class AB
- Thiết kế đẩy-kéo (push-pull) của class AB có hiệu suất cao nhằm cho công suất ra loa lớn.
- Đây là thiết kế “lai” giữa Class A và Class B với phương thức hoạt động được cải tiến.
- Hai sò công suất trong amplifier Class AB sẽ hoạt động cùng lúc, triệt tiêu mức sai số tín hiệu như ta thấy trong Class B.
- Hai sò công suất trong amplifier Class AB có mức bias điện áp rất nhỏ, khoảng 5% đến 10% giá trị của dòng nghỉ cung cấp cho sò công suất. V
- ấn đề là ở chỗ các ampli đẩy-kéo có điểm làm việc tại khu vực ngưng (cutoff) của đường đặc tuyến tải.
- Tại điểm làm việc cutoff này chỉ 50% tín hiệu ngõ vào được khuyếch đại, chính vì vậy người ta phải dùng 2 sò công suất hoạt động, một sò sẽ khuyếch đại phần tín hiệu dương và một sò khuyếch đại phần tín hiệu âm (đẩy-kéo), vì vậy có tên gọi là Push-Pull.
- Class AB sẽ có mức làm việc cao hơn so với chỉ nửa chu kỳ của Class B, nhưng lại ít hơn nhiều so với toàn chu kỳ của Class A.
=>> Ưu điểm của điện áp bias thấp là mức sai số sẽ được giảm thiểu so với Class B và hiệu năng cũng được cải thiện so với Class A. Hiệu năng của amplifier Class AB vào khoảng 50% đến 60%. Âm thanh của Class AB Push-Pull theo đánh giá chung là có không gian rộng, hoành tráng và độ động tốt.
IV.Cách lắp linh kiện
V.TẢI File Mạch IN
Các bạn tải File mạch in TẠI ĐÂY
Sau đó in ra giấy in nhiệt tại các cửa hàng linh kiện điện tử và tiến hành làm mạch in thủ công !